Văn phòng luật sư Lawkey sẽ trả lời câu hỏi về: "Có được tiếp tục buôn bán tại chợ cũ sau khi có thông báo di dời ?" qua bài viết sau đây:
Điều 4 Nghị định số 37/2011/NĐ-CP quy định về Áp dụng pháp luật có liên quan:
"Hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan."
Điều này có nghĩa là những cá nhân buôn bán nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định mà không phải là thương nhân sẽ phải tuân quy định tại nghị định này và pháp luật có liên quan.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định này cũng quy định Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau:
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
b) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
đ) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
e) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;
g) Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;
h) Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;
i) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
Như vậy, trường hợp của bạn nếu khu vực chợ cũ có biển cấm cá nhân hoạt động thương mại và các tổ chức hay cá nhân ở đó không cho cá nhân hoạt động thương mại thì bạn mới có thể đưa ra quy định cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán buôn tại nhà ngay tại chợ cũ. Nếu việc kinh doanh của những cá nhân đó không làm ảnh hưởng đến giao thông, không ảnh hưởng đến người khác cũng như dân cư sống quanh khu vực đó thì bạn cũng không thể cấm được.
Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là lý do tại sao những người kinh doanh đó không chịu vào chợ mà vẫn thuê những gian hàng ngoài ở gần chợ cũ? Trường hợp bạn muốn những người kinh doanh này chuyển vào khu vực chợ thì chỉ có thể thực hiện bằng biện pháp tìm ra lý do để khắc phục hậu quả (ví dụ như chợ mới có kết cấu không dễ dàng cho việc vận chuyển hừng hóa, giá thuê quầy đắt hơn ở chợ cũ, không còn tiện đường như khi ở chợ cũ,...), đồng thời bạn cần đưa ra biện pháp khuyên nhủ, khuyến khích họ thực hiện bằng cách hỗ trợ cho những cá nhân nào di chuyển vào chợ mới,...
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế.